[email protected] 093 811 1904

Thử nghiệm không phá huỷ chụp ảnh bức xạ

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc sử dụng các loại thiết bị bức xạ vào dịch vụ kiểm định điển hình là Thử nghiệm không phá huỷ chụp ảnh bức xạ. Phương pháp này đem lại hiệu quả tối ưu cho việc phát hiện ra khuyết tật ở những mối hàn. 

Kiểm định ISC- cung cấp các dịch vụ kiểm định đa dạng.

Kiểm tra không phá hủy - NDT

Kiểm tra không phá hủy NDT hay còn gọi là Non Destructive Testing, phương pháp này được các kỹ sư áp dụng để dò tìm khuyết tật từ bên trong mối hàn của các loại máy móc, hệ thống công nghiệp mà không làm tổn thương đến vật mẫu kiểm tra.

Kiểm tra không phá hủy NDT được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong ngành cơ khí và nhận được sự hưởng ứng nhờ tính năng ưu việt. Những phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện kiểm tra không phá hủy đó là:

- Xác định các vết nứt, lỗ hở, tách lớp của các mối hàn có thể gây rò rỉ cho hệ thống hoạt động.

- Tiến hành kiểm tra độ ăn mòn kim loại, kiểu tra tách lớp của từng bộ phận vật liệu, đo chiều dày vật liệu.

- Kiểm chứng độ cứng của vật liệu, độ ẩm của bê tông và các định các kích thước và định vị tốt cá vị trí cốt thép bên trong cột bê tông.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về Kiểm định ISC


Kiểm tra thử nghiệm không phá hủy

Kiểm tra không phá hủy là thuật ngữ chỉ các phương pháp kiểm định kỹ thuật nhờ đó các minh tình trạng của bề mặt trong và độ dày của thiết bị cơ khí có tổn hại gì không. Các phương pháp xác định chủ yếu của kiểm nghiệm này được chia thành 2 nhóm chính:

- Phương pháp có chức năng kiểm nghiệm được sự bảo toàn bề mặt cũng như gần bề mặt của các thiết bị kỹ thuật:

  • Kiểm tra bằng mắt (Visual testing - VT),
  • Thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing - PT), 
  • Phương pháp bột từ hay từ tính (Magnetic particle testing - MT) 
  • Kiểm tra dòng điện xoáy (Eddy current testing - ET)

- Nhóm phương pháp chuyên dùng để tìm định vị và tìm kiếm các khuyết tật ẩn sâu bên trong mối hàn:

  • Chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing - RT) 
  • Phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing - UT)

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp chụp ảnh phóng xạ

>>> Xem thêm: Các dịch vụ kiểm định an toàn tại Kiểm định ISC


Kiểm nghiệm chụp ảnh bức xạ

Có thể nói phương pháp này là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực kiểm định vật chất. Người ta sẽ dùng những chùm tia X hoặc tia phóng xạ Gamma có khả năng nhìn xuyên thấu vật cứng để ghi lại hình ảnh. Đây là khả năng mà Thông thường các thiết bị thu hình ảnh chỉ có thể ghi nhận lại bề mặt bên ngoài của vật chất. 

Trong nhóm kiểm định khuyết tật ẩn sâu bên trong còn có phương pháp siêu âm, tuy nhiên phương pháp này cần xử lý số liệu ngay trong quá trình kiểm định còn với kiểm nghiệm chụp bức xạ có thể lưu trữ hình ảnh và đọc vào bất cứ thời điểm nào cũng được. 

Dùng chụp phim RT cũng cần lưu ý, quy trình làm việc đòi hỏi tính nghiêm ngặt cũng như chuyên nghiệp cao về an toàn. Do phương pháp này có liên quan tới hành động sử dụng nguồn phát tia phóng xạ.

Với các kỹ sư giỏi và hệ thống máy móc hiện đại, đơn vị kiểm định ISC vẫn có thể thực hiện chúng dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng, tiến độ và giá thành cho các khách hàng.


Phạm vi áp dụng kỹ thuật

Phạm vi hoạt động của phương thức kiểm kiểm nghiệm bằng chụp tia phóng xạ được ứng dụng trong quy trình kiểm định máy móc công nghiệp. Với mục đích sử dụng là phát hiện khiếm khuyết, hư hỏng của mối hàn, bên trong thiết bị mà mắt thường không thể thấy được. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng với các sản phẩm và vật dụng kim loại.

>>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh


Ưu điểm của phương pháp chụp ảnh phóng xạ

- Kiểm nghiệm trên hầu hết các loại thiết bị làm từ vật liệu kim loại

- Cung cấp hồ sơ hình ảnh hiện trạng của hệ thống và lưu trữ lâu dài

- Dễ dàng phát hiện được các hư hỏng bên trong vật liệu, từ đó dễ dàng định phướng cách thức cải tạo hệ thống

- Có sử dụng thêm thiết bị để kiểm tra chất lượng của phim chụp


Nhược điểm của phương pháp chụp ảnh phóng xạ

- Phương pháp vẫn bị giới hạn về độ dày của vật liệu kiểm tra

- Nếu sử dụng các tia phóng xạ kiểm tra, với vật liệu càng dày độ nhạy của tia càng giảm.

- Sử dụng chụp khuyết tật tách lớp sẽ không có tác dụng, hơn nữa việc kiểm tra khuyết tật dạng phẳng gặp nhiều khó khăn.

- Tia X và Gamma dễ gây ra nhiều biến động làm nguy hiểm đến xung quanh, độ an toàn không cao

- Phương pháp chụp phóng xạ đều phải thực hiện thủ công vi rất khó tự động hóa


Chụp hình phóng xạ kiểm nghiệm sẽ phát hiện ra những sai sót

- Lý do không gian rỗng lại bị co ngót lại khi nhiệt độ giảm mạnh

- Các vết rỗ khí, nứt vỡ, kênh khí của các mối hàn công nghiệp trong hệ thống 

- Ngậm xỉ , tạo chất rắn như (Đồng hoặc Wolfram);

- Không ngấu và Hàn không thấu

- Mắc các lỗi về biến dạng hình thể

- Bắn tóe hàn


Liên hệ địa chỉ kiểm định chất lượng

Lĩnh vực kiểm định chất lượng luôn đòi hỏi người thực hiện, đơn vị thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm mới có thể phát hiện ra khuyết điểm, tổn hao sau quá trình sử dụng của thiết bị. 

Đặc biệt với các phương pháp kiểm nghiệm không phá hủy NDT có ứng dụng tia bức xạ càng cần trình độ học vấn cao của các kỹ sư.

Đơn vị kiểm định ISC là một trong số ít các cơ sở có thể thực hiện kiểm tra mối hàn bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ. Toàn bộ đội ngũ nhân viên kiểm định đều được đào tạo bài bản, tham gia nhiều khóa huấn luyện để nâng cao trình độ của bản thân mới đưa ra phục vụ công trình thực tế. 

Hơn nữa hệ thống trang thiết bị luôn đổi mới và bắt kịp các tiến độ khoa học tân tiến nhất sẽ hỗ trợ quy trình kiểm định một cách nhanh chóng đưa ra các kết quả chính xác nhất.