[email protected] 093 811 1904

TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về Hệ Thống Khí Y Tế là gì:

Hê thống khí y tế là gì: (  MGPS - Medical Gas Pipeline System). Là hệ thống đường ống bắt đầu từ sau van khóa đầu nguồn đến các khối đầu nối mà tại điểm cuối này có thể yêu cầu khí y tế hoặc chân không để sử dụng bao gồm cả phụ kiện đường ống như: các loại van khóa, van 01 chiều, van chặn lửa tạt lại, van điều áp, van an toàn, van xả nước ngưng, xả khí tạp, thiết bịđo kiểm, báo động, khối đầu nối và các phụ kiện khác.

Hê thống khí y tế  bao gồm :

- Khí Oxy (O2): Ôxy y tế, ở dạng lỏng và khí, dùng cho tất cả các liệu pháp hô hấp và - cùng với nitơ oxit cho thuốc gây mê.

- Khí nén (MA4 - Sa7),

- Khí hút VAC

- Khí gây mê (N2O): hay gọi là khí cười . Ở dạng lỏng và khí, rất quan trọng trong giảm đau, sản xuất thuốc gây gây mê và gây mê hỗn hợp khi trộn với oxy hoặc không khí.

- Khí ni tơ (N2): Nitơ y tế, ở dạng lỏng, điểm sôi của nó là -196 °C, được sử dụng như một chất làm lạnh trong phương pháp gây tê lạnh và phẫu thuật lạnh. Các ứng dụng khác nữa bao gồm bảo quản các vật liệu sinh học, máu và tủy xương.

- Khí Cacbonic (Co2): CO2 y tế, ở dạng khí, chủ yếu dung cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và dùng cho tắm thuốc.

- Hệ thống hút khí thải gây mê (AGSS)

Xem thêm:

-kiểm định an toàn thiết bị

-kiểm định thang máy

-kiểm định bình khí nén

 

Các phần cơ bản của  Hê thống khí y tế  :

  • Thiết bị trung tâm
  • Hệ thống theo dõi và báo động
  • Các hộp van khu vực và van cách ly
  • Hệ thống đường ống
  • Các ổ khí đầu ra và đầu cắm nhanh
  • Thiết bị thứ cấp
  • Hệ thống chăm sóc y tế đầu giường
  • Các phụ kiện đầu giường
  • Thiết bị kiểm tra

Những yêu cầu cần phải có trong hệ thống khí y tế:

-Cung cấp đầy đủ và liên tục lượng khí với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn được tham khảo là EN, DIN, BSI, FDA. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của bộ ý tế nước ta.

-Khi sử dụng hệ thống y tế trung tâm, bệnh nhân và nhân viên y tế không chủ động được nguồn cung. Nên đòi hỏi nguồn cung cấp phải thừa tải để đủ áp lực và có hệ thống dự phòng.

-Toàn bộ hệ thống phải có ít nhất 3 thành phần: Trung tâm cung cấp khi – Hệ thống truyền dẫn, kiểm soát, báo động – Hệ thống cấp đầu cuối.

-Toàn bộ hệ thống phải hoạt động một cách đồng bộ, và phải được kiểm tra độ an toàn liên tục.

-Hệ thống đầu ra phải được bố trí ở vị trí thuận lợi nhất cho bệnh nhân và nhân viên y tế khi thao tác.

-Hệ thống chỉ được sử dụng cho mục đích y tế.

TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ:

-       Theo đúng yêu cầu của cơ quan chức năng, nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật

-       Đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như vận hành

-       Giảm thiểu hao hụt, năng suất của hệ thống. Mang lại tính kinh tế cho chủ đơn vị sử dụng.

Quy trình kiểm định Hệ Thống Khí Y Tế :

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống đường ống đường ống dẫn khí y tế;

- Kiểm tra sơ đồ hệ thống đường ống;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong (nếu có);

- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Đơn vị Kiểm Định Hệ Thống Khí Y Tế uy tín:

- Kiểm định an toàn ISC với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn cam kết mang tới cho khách hàng những biện pháp tối ưu nhất về an toàn trên

- Với phương châm làm việc “An toàn- Uy tín - Chất lượng - Nhanh chóng ”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận thêm những thông tin tư vấn về giá cả cũng như kỹ thuật tốt nhất:

Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]