[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN PHÒNG NỔ

1. Máy phát điện phòng nổ là gì

Máy phát điện phòng nổ là máy phát điện được chế tạo để sử dụng trong môi trường có khí cháy, bụi nổ.

2. Kiểm định máy phát điện là gì?

Kiểm định là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy phát điện theo các quy tắc kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là điều cần thiết..

3. Tại sao phải kiểm định máy phát điện

- Đảm bảo tính an toàn, giúp máy phát điện hoạt động ổn định và tuân thủ quy định của pháp luật

- Máy phát điện được kiểm định sẽ giúp doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng , quản lý thiết bị hiệu quả, đảm bảo được nguồn điện cho hoạt động sản xuất, lao động, tránh làm gián đoạn công việc, gây thiệt hại, tổn thất cho doanh nghiệp.

- Máy phát điện đạt kiểm định được xác nhận đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định máy phát điện

- QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò

- TCVN 7079-0:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung

- TCVN 10888-0:2015, Khí quyển nổ - Phần 0: Thiết bị - Yêu cầu chung

- TCVN 7079-1:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”

- TCVN 10888-1:2015, Khí quyển nổ - Phần 1: Bảo vệ thiết bị bằng vỏ bọc không xuyên nổ "d"

- TCVN 7079-2:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p”

- TCVN 7079-5:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”

- TCVN 7079-6: 2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu - Dạng bảo vệ “o”

- TCVN 7079-7: 2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”

- TCVN 7279- 9:2003, Thiết bị điện dùng trong môi trường khí nổ - Phần 9: Phân loại và ghi nhãn

- TCVN 7079-11:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”

- TCVN 7079-17:2003, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị

- TCVN 7079-18:2003, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ “m”

5. Quy trình kiểm định máy phát điện

Quy trình kiểm định máy phát điện sẽ được kiểm định viên của ISCTC thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

  • Kiểm tra các thông số của máy phát điện;
  • Kiểm tra bộ điều khiển.
  • Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.
  • Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.
  • Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.
  • Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, hút xả khí, bộ khởi động hệ thống bôi trơn.

Bước 2: Đo điện trở cách điện

  • Đo đạc các thông số (Độ rung, độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ, O2, H2S, CO, LEL). Quy chuẩn độ ồn QCVN 26
  • Kiểm tra cách điện (> 0,5 MQ2), tiếp đất (< 4Q)
  • Kiểm tra vận hành không tải, có tải và xác định các thông số theo hồ sơ thiết kế.

Bước 3: Đo điện trở của các cuộn dây

Sau khi hoàn thành quy trình kiểm định và thiết bị có kết quả kiểm định đạt, Vinacontrol CE cấp chứng nhận kiểm định và dán tem lên máy phát điện.

6. Trung tâm kiểm định ISCTC, đơn vị uy tin trong lĩnh vực kiểm định máy móc thiết bị trên toàn quốc

Trung tâm kiểm định ISCTC tự hào là đơn vị được nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động công tác kiểm định cấp theo Quyết định số 205 /QĐ-LĐTBXH ngày 11 tháng 03 năm 2022.

Ngoài thực hiện kiểm định máy phát điện phòng nổ, ISCTC còn thực hiện đầy đủ các dịch vụ kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngăt với chất lượng cao nhất, mức phí hợp lý nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm định an toàn vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]


xem thêm kiểm định bình khí nén tại đây

xem thêm kiểm định cầu trục, cổng trục tại đây

xem thêm kiểm định van an toàn tại đây