[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ĐO KHÍ

1. Đồng hồ đo khí là gì? ứng dụng? phân loại

* Định nghĩa đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất khí nén)

Không giống với đồng hồ áp suất nước, đồng hồ áp suất khí nén là sản phẩm chuyên sử dụng cho các hệ thống khí nén. Đồng hồ áp suất khí nén là thiết bị được lắp đặt trên đường ống, dùng để đo chỉ số áp suất thực của môi chất khí nén trên đường ống. Sản phẩm này giúp giám sát sự tăng giảm áp suất của chất khí nén trên đường ống, từ đó có thể vận hành, hoạt động ổn định, an toàn.

* Ứng dụng

  • Đồng hồ áp suất khí nén còn được gọi là áp kế khí nén. Đây là một thiết bị đo lường được sử dụng để đo áp suất khí nén trong đường ống.
  • Đồng hồ đo áp suất khí nén có chức năng chính là đo lường, kiểm soát mức độ áp suất có trong đường ống. Nó giúp bảo vệ đường ống, thông báo các sự cố có thể xảy ra như tăng áp đột ngột, tụt áp hay giảm áp bất thường.
  • Chính vì có vai trò quan trọng nên thiết bị này đang được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia với các mục đích khác nhau. Từ việc kiểm tra áp suất lốp xe của một chiếc xe hơi cho đến hệ thống khí nén tại một nhà máy nào đó.
  • Tương tự như các thiết bị đo lường khác, đồng hồ áp suất khí nén cần được hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt nhất.

* Phân loại

- Theo loại đồng hồ đo áp suất khí nén

+ Loại có dầu

+ Loại không dầu

- Theo kiểu chân đồng hồ

+ Đồng hồ áp suất khí nén chân đứng

+ Đồng hồ áp suất khí nén chân sau

2. Kiểm định đồng hồ đo khí là gì? Hiệu chuẩn đồng hồ đo khí là gì?

2.1. Kiểm định đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất)

Hiểu một cách đơn giản nhất thì kiểm định là một quá trình kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt sử dụng cho các hệ thống.

Như ta đã biết, những thông số liên quan đến áp suất và nhiệt độ trong nhà máy là rất nhạy cảm. Bởi vì chỉ cần một sai số nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Vì thế, nếu độ sai số của đồng hồ áp lực vượt quá giới hạn cho phép thì thiết bị không đạt. Trong trường hợp này, ta phải hiệu chuẩn lại hoặc sản phẩm khác.

Đối với nhưng dây chuyền nhà máy lớn, việc kiểm định đồng hồ áp suất gần như là một yêu cầu bắt buộc trước khi lắp đặt. Mục đích của việc làm này là nhằm đảm bảo cho hiệu quả sản xuất; cũng như hạn chế rủi ro do thiếu an toàn.

2.2. Hiệu chuẩn đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất)

Khác với kiểm định, hiệu chuẩn là việc xác định độ chính xác cũng như đảm bảo đồng hồ áp suất hoạt động với độ chính xác mong muốn.

Thực ra thì hiệu chuẩn đồng hồ là một hoạt động gần như là tự nguyện. Bởi vì bạn có thể lựa chọn có hiệu chuẩn hay không. Điều này không có ảnh hưởng nhiều đối với các loại đồng hồ có độ chính xác thông thường.

Tuy nhiên đối với các dây chuyền nhà máy lớn hoặc các nhà máy sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với các sản phẩm là hóa chất, hóa dầu có nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng con người thì đây là một hoạt động thường xuyên, được giám sát chặt chẽ.

3. Tại sao chúng ta phải kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất)

Mục đích chính của việc kiểm định và hiệu chuẩn là để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra thì các loại đồng hồ áp suất là loại thiết bị đo lường thuộc danh mục quy định phải kiểm định trước khi lắp vào sử dụng và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại theo Luật đo lường năm 2011.

Vì thế, ta có thể thấy là đa phần các nhà máy lớn đều phải kiểm định để đảm bảo đúng luật.

Thực tế thì đối với các loại đồng hồ áp suất; sau khi xuất xưởng thì nhà sản xuất điều đã kiểm định và hiệu chuẩn hết rồi. Nhưng về tới Việt Nam, ta lại đem kiểm định lại để … phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.

Liên hệ kiểm định đồng hồ áp suất: 093 811 1904

a. Kiểm định đồng hồ áp suất để làm gì?

Có một vài lý do mà ta phải đem đồng hồ áp suất đi kiểm định như:

  • Đảm bảo độ chính xác của đồng hồ đúng với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố.
  • Sau khi sửa chữa đồng hồ áp suất, ta phải đem đi kiểm định lại. Mục đích là để đảm bảo đồng hồ đang hoạt động ổn định sau khi sửa chữa.
  • Đảm bảo thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

b. Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất để làm gì?

Như ta đã biết, cấu tạo đồng hồ áp suất dạng cơ là một ống lò xo ( hay còn được gọi là ống bourdon) với 1 đầu được nối với phần chân ren để đo áp suất. Đầu còn lại nối với các kim đồng hồ để chỉ giá trị áp suất đo được.

Với cấu tạo như vậy thì sau một thời gian sử dụng, ống bourdon trong đồng hồ sẽ bị giãn ra. Từ đó sẽ làm tăng độ sai số của đồng hồ.

Và hiệu chuẩn chính là cách để làm giảm độ sai số của đồng hồ bằng cách điều chỉnh lại ống bourdon của đồng hồ.

Ngoài ra thì việc hiệu chuẩn còn có một vài tác dụng:

  • Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
  • Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.

Vậy thì tóm lại, hiệu chuẩn là một quá trình giúp cho đồng hồ áp suất đảm bảo độ chính xác trong suốt quá trình hoạt động.

Thông thường sau 1 năm sử dụng; ta cần phải đem đồng hồ áp suất đi kiểm định lại 1 lần.

4. Thông tư nào quy định phải kiểm định đồng hồ đo khí?

Theo yêu cầu tại Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về việc quản lý phương tiện đo lường nhóm 2 thì các loại thiết bị đo gồm đồng hồ đo khí, đồng hồ đo hơi, đồng hồ đo gas …phải thực hiện tiến hành kiểm định và hiệu chuẩn.

Trên hệ thống dẫn khí, ngoài đồng hồ đo khí, chúng ta cần phải kiểm định thêm: Đường ống dẫn khí, van an toàn. Liên hệ Trung tâm ISCTC để được tư vấn các vấn đề liên quan tới kiểm định an toàn.

5. Điều kiện yếu tố cần để tiến hành kiểm định đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất) là gì?

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Nhiệt độ môi trường: (15 ÷ 40) 0C.

– Độ ẩm môi trường: (45 ÷ 90) %RH.

– Khi kiểm định các đồng hồ có cấp chính xác 0,5 theo phương pháp đo hình học ,nhiệt độ môi trường yêu cầu là (20 ± 2) 0C, độ ẩm từ (60 ÷ 70) %RH.

– Trong quá trình kiểm định, nhiệt độ dòng khí không được thay đổi quá 10C.

6. Trước khi tiến hành kiểm định đồng hồ đo khí, cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

Bộ phận sơ cấp và đoạn ống trước khi kiểm định phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa thích hợp và để tại môi trường kiểm định ít nhất 2h trước khi bắt đầu kiểm định.

7. Tiến hành kiểm định đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất)

a. Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

– Kiểm tra nhãn mác: đồng hồ cần kiểm định, sau đây gọi là đồng hồ, phải có ký hiệu chiều lưu lượng, có nhãn mác ghi rõ xuất xứ, số hiệu sản phẩm (serial), năm sản xuất, đường kính danh nghĩa, áp suất công tác, đường kính lỗ tiết lưu.

– Kiểm tra tài liệu kèm theo: đồng hồ phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và thuyết minh phương pháp tính toán kèm theo.

– Kiểm tra lần lượt các hạng mục quy định trong phụ lục 1 để đảm bảo không có sai lệch rõ ràng có thể nhận thấy bằng mắt thường.

b. Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau:

Bề mặt các chi tiết của tấm tiết lưu không có hiện tượng sứt mẻ. Không có hiện tượng cong vênh tấm tiết lưu.

c. Kiểm tra đo lường

Có hai phương pháp kiểm tra đo lường được áp dụng tùy theo điều kiện của đồng hồ.

– Phưong pháp kiểm tra hình học

– Phương pháp kiểm tra so sánh trực tiếp với chuẩn

d. Xử lý kết quả

-  Đồng hồ đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được thì cấp giấy chứng nhận kiểm định.

-  Đồng hồ không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình thì xoá bỏ dấu kiểm định và không cấp giấy chứng nhận kiểm định.

-  Chu kỳ kiểm định của đồng hồ: 1 năm.

8. Liên hệ trung tâm kiểm định ISCTC để được hỗ trợ tư vấn, đăng ký kiểm định- hiệu chuẩn đồng hồ đo khí (đồng hồ áp suất) và các trang thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt khác.

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]


Xem thêm về kiểm định van an toàn tại đây

Xem thêm về kiểm định bình nén khí tại đây

Xem thêm về kiểm định bình chịu áp lực tại đây