[email protected] 093 811 1904

Tìm hiểu khoảng cách an toàn điện cao thế

Hiểu biết về khoảng cách an toàn điện cao thế sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong thi công, sửa chữa, sản xuất công nghiệp nặng và các vấn đề liên quan. Các doanh nghiệp, bộ phận thi công cần phải tuân thủ đúng các quy định về khoảng cách an toàn điện cao thế cho toàn bộ quy trình sản xuất của mình.

Kiểm định ISC sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.


Điện cao thế là gì?

- Điện cao thế là dòng điện có mức điện áp đủ lớn để gây hại đến sinh vật sống

- Để đáp ứng truyền tải dòng điện cao thế, các thiết bị và dây dẫn cần phải được sản xuất và có những đặc điểm riêng để đảm bảo an toàn quy trình công nghiệp an toàn.

- Đối với các ngành công nghiệp nặng, điện cao thế rất cần thiết cho những hoạt động sản xuất cần điện năng lớn.

- Cơ chế hoạt động của điện cao thế: điện được phân phối trong ống phóng tia cathode, sản sinh ra tia X và các chùm hạt tạo ra hồ quang điện.

- Hồ quang điện tạo ra sự xẹt điện, trong đèn nhân quang điện, các đèn điện tử bên trong máy khuếch đại năng lượng cao. Công nghệ điện cao thế được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng khoa học và công nghệ đa dạng khác nhau.

>>> Xem thêm: Yêu cầu về khoảng cách an toàn điện hạ thế


Khoảng cách an toàn điện cao thế bạn cần biết

- Luật điện lực yêu cầu những quy định riêng để đảm bảo khoảng cách phóng điện an toàn đối với các loại dòng điện.

- Khoảng cách an toàn sẽ được tính dây dẫn điện khi trong trạng thái võng cực đại tới điểm cao nhất của đối tượng cần bảo vệ.

- Các mức quy định đối với điện cao thế được quy định rõ ràng trong luật là:

Đối với điện áp tới 35kV

- Theo quy định pháp luật, khoảng cách an toàn khi phóng điện cho tới điểm cao nhất là 4,5m của phương tiện giao thông đường bộ là 2.5m.

- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 3m.

- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 1.5m.

Đối với điện áp tới 110kV

- Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 110kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 2.5m.

- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 3m.

- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 2m.


Đối với điện áp tới 220kV

- Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 3.5m.

- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 4m.

- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 3m.

Đối với điện áp tới 500kV

- Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 5.5m.

- Khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 7.5m.

- Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 4.5m.

>>> Xem thêm:Kiểm định kệ hàng- Kiểm định tải trọng kệ chứa hàng

Các hành lang điện lưới tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật

- Các cấp điện áp có khoảng cách an toàn tối thiểu riêng cần phải tuân thủ an toàn:

Điện hạ thế: 0,3m

Điện áp từ 1kV đến 15kV: 0,7m

Điện áp từ 15kV đến 35kV: 1m

Điện áp từ 35kV đến 110kV: 1.5m

Điện áp từ 110kV đến 220kV: 2.5m

Điện áp từ 220kV đến 500kV: 4.5m




Cảnh báo nguy hiểm với lưới điện cao thế

- Điện cao thế là loại điện áp có thể gây nguy hiểm chết người khi trực tiếp tiếp xúc trong giới hạn cảnh báo.

- Bên cạnh hiểu biết về các khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định, bạn cần phải chú ý những điểm sau để có thể bảo vệ bản thân.

- Trong quá trình thi công, bạn luôn cần chú ý quan sát các khu vực xung quanh, nhận diện các loại điện áp trước khi tiếp xúc.

- Giữ khoảng cách an toàn với mọi hành động.

- Cấm động chạm hay tung và quay nghịch dây điện.

- Quan sát kỹ khi di chuyển, tránh đi vào thời tiết xấu, nguy hiểm hay các trường hợp có thể gây ra trường hợp phóng điện.

- Hệ quả nặng nhất sẽ là bỏng và thậm chí tử vong tại chỗ nếu cơ thể ở trong tầm phóng điện của điện cao thế.

- Trong quá trình thi công sửa chữa cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công nhân. - Lên kế hoạch nghiên cứu địa hình, thời tiết trước khi có bất cứ hoạt động sửa chữa, sử dụng điện thế nào.

Hãy đến với Kiểm định ISC để hiểu rõ hơn về khoảng cách an toàn điện cao thế giúp bạn bảo vệ bản thân khi sử dụng dòng điện cao thế trong sản xuất, sửa chữa chuyên dụng.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kiểm định ISC

Kiểm định ISC

Kiểm định và huấn luyện an toàn trên toàn quốc, với chi phí phải chăng, ưu đãi nhất!

Địa chỉ: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]