[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH THANG NÂNG HÀNG

1. Thang nâng hàng là gì?

Thang nâng hàng là một thiết bị sử dụng để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa giữa các tầng trong các hộ gia đình, nhà máy, xưởng sản xuất, kho chứa,... Với các công việc nâng hạ ở tần suất lớn và liên tục, việc sử dụng thang nâng hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí nhân công bê vác mang lại hiệu quả và năng suất cao trong công việc.

2. Phân loại thang nâng hàng?

Hiện nay, thang nâng hàng được chế tạo theo nhu cầu công việc của từng đối tượng sử dụng khác nhau và phần lớn ta có thể chia ra 2 loại dựa theo công dụng sử dụng là loại dân dụng trong gia đình và loại chuyên dụng cho nhà máy sản xuất và xưởng sản xuất hoặc kho chứa quy mô lớn.

2.1. Thang nâng hàng sử dụng trong gia đình

Đây là những thiết bị thang nâng hàng đơn giản với các mức tải trọng thường sẽ dưới 500kg. Về cơ bản, các đơn vị chế tạo thang nâng hàng gia đình sẽ lựa chọn các cụm chi tiết có chi phí rẻ, kết cấu đơn giản để phù hợp nhất với phân khúc bình dân. Thông thường, động cơ nâng sử dụng trong loại thiết bị thang nâng ở phân khúc này sẽ là những dòng tời điện đa năng hoặc những loại tời điện Nhật bãi chế.

2.2. Thang nâng hàng sử dụng trong nhà xưởng, nhà máy sản xuất.

Đây là dòng thang nâng hàng sử dụng trong nhà máy, xưởng sản xuất với tải trọng lớn thường trên 1 tấn. Các kết cấu thép và động cơ nâng đều là những loại thiết bị chuyên dụng đạt tiêu chuẩn an toàn cao. Vì thế chi phí của dòng sản phẩm này cũng sẽ cao hơn so với các loại thang nâng hàng sử dụng trong gia đình.

3. Các chi tiết cơ bản của thang nâng hàng

Mặc dù thang nâng hàng được chia thành 2 loại sản phẩm khác nhau nhưng khi xét về cấu tạo chúng đều có những cụm chi tiết chính giống nhau bao gồm:

- Động cơ nâng: Bộ phần cung cấp lực kéo để kéo cabin lên và hạ cabin xuống. Động cơ nâng thường sẽ là những chiếc tời điện chuyên dụng có tải trọng tương ứng với yêu cầu công việc đề ra. Khi lựa chọn động cơ nâng bạn nên ưu tiên các loại động cơ máy tời kéo sử dụng nguồn điện 3 pha 380v 50Hz để thiết bị hoạt động ổn định và kéo khỏe. Nếu mà chỉ có nguồn 220v thì bạn nên lắp thêm biến tần.

- Hệ điện điều khiển: bao gồm tủ điện, mạch điện điều khiển, nút gọi tầng, biến tần, giới hạn hành trình,... sử dụng để điều khiển động cơ thang nâng hàng.

- Kết cấu thép: chính là phần khung và cabin của thang. Kết cấu thép có vai trò dẫn hướng và chống chịu tải trọng khi nâng hạ hàng hóa.

Trên đây là 3 cụm chi tiết chính của một chiếc thang nâng hàng.

4. Kiểm định thang nâng hàng

4.1. Tại sao phải kiểm định thang nâng hàng?

Kiểm định thang nâng hàng có các lợi ích sau:

- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh

- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất

- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

4.2. Các tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định thang nâng hàng

Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định thang nâng hàng:

- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

- QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng

- QTKĐ 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định an toàn vận thăng nâng hàng

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật

- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung

- TCVN5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện

- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn

- TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

Có thể viện dẫn các tiêu chuẩn của nước ngoài để đánh giá nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

4.3. Quy trình kiểm định thang nâng hàng

Quy trình kiểm định thang nâng hàng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt thang nâng hàng

- Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị

- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)

- Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

- Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn

- Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch thang nâng hàng.

- Kiểm tra móng và các liên kết giữa thân tháp và móng

- Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cáp, đường ray, thân tháp...)

- Kiểm tra cửa tầng và lồng bảo vệ

- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, giảm chấn, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, ...)

- Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện

Bước 3: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.      

- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, ...

- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL

- Thử tải động ở mức 110%SWL

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

- Lập biên bản kiểm định thang nâng hàng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)

- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định thang nâng hàng

4.4. Thời hạn kiểm định thang nâng hàng

- Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với thang nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

- Hạn kiểm định định kỳ thang nâng hàng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

5. Tổ chức nào thực hiện công việc kiểm định thang nâng hàng?

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Trung tâm kiểm định ISCTC là đơn vị uy tín trong lĩnh vực kiểm định an toàn máy móc thiết bị, với đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng với chi phí tốt nhất.

Liên hệ để được tư vấn: 093 811 1904 – Mr Thăng

6. Chi phí kiểm định thang nâng hàng?

Chi phí kiểm định thang nâng hàng được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của thang nâng hàng.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang nâng hàng có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với ISCTC để biết thêm chi tiết.

Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!


Xem thêm:

Quy trình kiểm định tời nâng hàng

Quy trình kiểm định palang

Những thông tin về kiểm định vận thăng nâng hàng