[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY, TỜI ĐIỆN TRONG TUABIN ĐIỆN GIÓ

1. Tìm hiểu về tuabin điện gió

* Khái niệm:

Tuabin điện gió - còn được gọi là wind turbine, có hình dáng và cách thức hoạt động tựa như cối xay gió. Công năng tuyệt vời của tuabin điện gió chính là việc dựa vào tốc độ quay của cánh quạt 13-20 vòng/ phút để chuyển đổi động năng của gió thành cơ năng, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành điện năng. Nhờ đó mà sản phẩm này được hiểu như một chiếc máy phát điện sử dụng sức gió hiệu quả. Tuabin điện gió ghi điểm tuyệt đối trong nền công nghiệp phát triển hiện nay bởi khả năng tạo nên nguồn năng lượng (điện năng) vững bền mà lại vô cùng thân thiện với môi trường.

* Cấu tạo

Tuabin điện gió thuộc loại thiết bị cơ khí có cấu trúc không quá phức tạp, bao gồm:

- Pitch: Bộ phận hỗ trợ bảo vệ cánh quạt và rotor trong điều kiện gặp gió lớn. Ngoài ra, pitch còn giúp tạo nên nguồn điện năng ổn định đạt hiệu suất cao nhất (không quá cao hoặc quá thấp) khi quay trong gió.

- Hub: Là tâm của rotor, có chất liệu chính từ gang/ thép, thực hiện “công tác” chuyển hướng năng lượng từ cánh quạt vào máy phát điện

+ Trong trường hợp tuabin điện gió có hộp số, Hub sẽ được nối trực tiếp với trục hộp số quay chậm nhằm chuyển năng lượng gió thành năng lượng lực quay tạo nên điện.

+ Trong tường hợp tuabin điện gió có bộ truyền động trực tiếp, Hub sẽ truyền năng lượng đến máy phát vòng ngay lập tức.

- Rotor: Rotor là thiết bị gắn liền với cánh quạt giúp tạo ra điện năng. Chúng sẽ hoạt động dựa theo nguyên tắc nâng: Khi xuất hiện luồng gió đi qua dưới cánh quạt sẽ khiến không khí tạo nên áp suất cao. Song song đó, phía trên cánh quạt cũng sẽ tạo nên lực kép làm rotor quay.

- Blades: Thuộc bộ phận cánh quạt của tuabin điện gió, kết hợp với trục động cơ tuabin để quay hoặc chuyển động tạo năng lượng.

- Brake: Là phanh (bộ hãm), dùng để dừng rotor trong những tình trạng khẩn cấp.

- Gear box: Bộ phận kết nối chuyển động quay của rotor với máy phát điện để sinh ra năng lượng điện.

- Yaw drive: Giúp định hình rotor luôn hướng về chiều có xuất hiện nguồn gió chính.

- Yaw motor: Động cơ giúp cho thiết bị yaw drive định hình được hướng gió một cách chính xác.

- Tower: Trụ đỡ Nacelle, có chất liệu chính được làm từ thép. Khi trụ càng cao sẽ hỗ trợ thu về năng lượng gió càng nhiều, từ đó tạo ra dòng điện lớn hơn.

- Low Speed Shaft: Là trục truyền động tốc độ thấp của máy phát.

- High Speed Shaft: Là trục truyền động tốc độ cao của máy phát.

- Controller: Bộ phận điều khiển chính của tuabin điện gió.

- Anemometer: Bộ phận đo lường tốc độ gió. Thực hiện nhiệm vụ truyền tốc độ gió đến bộ phận điều khiển (controller).

- Wind vane: Hỗ trợ xử lý hướng gió và kết hợp cùng yaw drive để định hình tuabin điện gió.

- Generator: Giúp phát điện sau khi tuabin điện gió tạo ra điện.

- Nacelle: Là lớp vỏ của tuabin điện gió, lớp vỏ này giúp bảo vệ các thiết bị bên trong thật cẩn thận.

* Nguyên lý hoạt động

Tuabin gió khi hoạt động sẽ chuyển hóa năng lượng gió thành năng lượng cơ học để phát ra điện năng: Trong lúc tiếp xúc với gió, các chuyển động này sẽ làm cho cánh quạt quay quanh rotor nối với trục chính. Điều này giúp trục chính làm quay trục quay của máy phát nhằm tạo ra điện. Lúc này những chuyển động khác của động cơ máy phát điện cũng sẽ quay.

II. Kiểm định thang máy, tời điện trong tuabin điện gió

1. Kiểm định thang máy

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY TRONG TUABIN ĐIỆN GIÓ - là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động và sử dụng thang máy diễn ra an toàn, thuận lợi và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

* Căn cứ pháp luật:

Thang máy trong tuabin điện gió là một thiết bị có vai trò quan trọng trong việc phục vụ di chuyển, vận chuyển thiết bị bảo dưỡng lên cao 1 cách an toàn và hiệu quả. Thường tải trọng thiết kế của thang máy trong tuabin điện gió là 220kg.

Căn cứ theo thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thang máy là 1 trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Căn cứ thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Căn cứ theo thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của bộ lao động – thương binh và xã hội.

Căn cứ theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH thì hầu hết các loại thang máy dùng để chuyên vận chuyển người, hàng hóa, với các mức tải trọng khác nhau thì đều bắt buộc phải tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi đưa vào sử dụng.

* Những mối nguy hiểm có thể gặp phải khi vận hành, sử dụng thang máy trong tuabin điện gió không được bảo dưỡng, kiểm định an toàn theo đúng quy định của pháp luật

- Rơi buồng thang (do quá tải, tuột, đứt dây cáp nâng).

- Bị chẹt giữa buồng thang và kết cấu khác của tuabin.

- Rơi xuống hố thang (do thiếu đèn chiếu sáng, không có cửa buồng thang, không có cửa tầng hoặc cửa tầng không có cơ cấu khóa liên động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật…).

* Quy trình kiểm định thang máy

Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy

- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động.

- Hồ sơ lắp đặt, hoàn công

- Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước

- Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì

- Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

- Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận với hồ sơ chế tạo

- Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng,…)

- Đo điện trở nối đất.

Bước 3: Thử nghiệm

Quy trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

- Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động

- Thử tĩnh và thử động trong trạng thái có tải: Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.

Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.

Bước 4. Xử lý kết quả kiểm định

- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định

- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)

- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra thang đạt yêu cầu.

* Khi nào phải kiểm định thang máy trong tuabin điện gió?

Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng

Kiểm định định kỳ: Khi hết hạn kiểm định của lần kiểm định trước

Kiểm định bất thường: Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị hoặc khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

2. Kiểm định tời điện trong tuabin điện gió

Kiểm định tời điện là hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật theo một quy trình kiểm định cụ thể được thực hiện bởi tổ chức kiểm định hợp pháp nhằm đánh giá, kiểm tra, xác nhận tính phù hợp trạng thái của tời điện với các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.

* Tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định tời điện

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.

- TCVN 6780-2: 2009: Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.

- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.

- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.

- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

- TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

- QCVN 01: 2011/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.

* Quy trình kiểm định tời điện

Kiểm định tời điện được thực hiện theo Quy trình kiểm định: QTKĐ: 14-2016/BLĐTBXH. Quy trình gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị

Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định tời điện.

Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải.

Bước 4. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.

- Thử tải tĩnh

- Thử tải động

Bước 5. Xử lý kết quả kiểm định tời điện.

Lập biên bản kiểm định tời điện với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.

Lưu ý: Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với thiết bị có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm

* Khi nào cần kiểm định tời điện trong tuabin điện gió?

- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:

+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;

+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

+ Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

III. Đơn vị thực hiện kiểm định thang máy, tời điện trong tuabin điện gió?

- Công tác kiểm định thang máy, tời điện trong tuabin điện gió là việc bắt buộc phải thực hiện và được pháp luật đưa ra những bộ luật cụ thể. Qua đó làm giảm thiểu tai nạn trong lao động trong quá trình sử dụng, vận hành các thiết bị trong tuabin điện gió.

- Trung tâm kiểm định ISCTC là đơn vị ó nhiều năm thực hiện việc kiểm tra an toàn cho các thiết bị lao động và được các đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép.

- Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu sẽ giúp bạn tìm ra được các bất thường trong hệ thống và kịp thời xử lý. Thao tác nhanh chóng, chính xác.

Liên hệ để được tư vấn:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ISCTC

Trụ Sở Chính: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

CN Hà Nội: CT4.7.7, CH. Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

CN Miền Trung: 132 Nguyễn Đức Trung - Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

Hottline: 0983921378 - 0938111904

Mail: [email protected]

------

Xem thêm các bài viết khác: