[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH DÂY CÁP THÉP

1. Khái niệm về dây cáp thép và kiểm định an toàn dây cáp thép

·      Dây cáp thép: Là một sợi dây kim loại được cấu tạo bởi ba thành phần chính: Lõi cáp, Tao cáp (strand) và bó cáp (cable). Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi dây thép được xoắn lại với nhau quanh sợi dây lõi trung tâm (core). Kết cấu xoắn này khá giống dây thừng.

·      Kiểm định an toàn dây cáp thép: Là hoạt động kiểm tra các thông số kỹ thuật, khả năng chịu tải, độ bền của cáp thép thông qua có thông số: quy cách sợi, đường kính sợi, lực chịu tải, lực kéo đứt, hệ số an toàn, khả năng làm việc an toàn của cáp thép giúp người sử dụng xác định được tình trạng an toàn của cáp thép và sử dụng đúng mục đích.

2. Ứng dụng của dây cáp thép trong thực tế

·      Dùng trong nâng hạ: Tạo sự gắn kết giữa móc cẩu của thiết bị nâng hạ với các kiện hàng hay thiết bị có tải trọng lớn. Hỗ trợ việc nâng hạ, hay di chuyển vật dụng, hàng hóa trên cao;

·      Dùng trong hệ thống cầu treo dân sinh: Dây cáp thép dùng trong lĩnh vực này đòi hỏi khả năng chịu lực cao, tính chuẩn xác về các thông số kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

·      Dùng neo giằng trong các công trình xây dựng: Giúp neo giằng giàn dáo, neo giằng ván khuôn cột, giữ các mảng cốp pha cột… Cáp thép dùng cho mục đích này đòi hỏi tính ổn định cao, dễ uốn nắn, giá thành rẻ.

·      Các lĩnh vực khác: Ngoài ra, dây cáp thép còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông (rào chắn đường lộ), giăng lưới nhà kính, bọc nhựa căng lưới,…

3. Cấu tạo và phân loại dây cáp thép

3.1. Cấu tạo

·      Bó cáp / Sợi cáp (cable) hình thành từ việc bện các tao cáp lại với nhau

·      Sợi cáp lõi (core) là thành phần quan trọng giúp định hình các tao cáp

·      Tao cáp (strand) do các sợi thép xoắn lại tạo thành

·      Sợi thép chính (wire) hay còn gọi là tăm cáp là thành phần cấu tạo nên các tao cáp

·      Sợi thép lõi (center wire)

3.2. Phân loại

·      Phân loại theo số lần bện: Gồm 3 loại: bện đơn, bện đôi, bện 3

·      Cáp bện đơn: hay được gọi là tao cáp, các sợi cáp được bện xoắn lại 1 lần, dùng để treo hoặc buộc.

·      Cáp bện đôi: gồm các dánh cáp bện lại với nhau tạo thành cáp. Loại này sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.

·      Cáp bện ba: được bện từ cáp bện đôi.

·      Phân loại theo cách bện: cáp bện xuôi và cáp bện ngược

·      Cáp bện xuôi (lang lay): Chiều bện của các sợi trong dành với chiều bện của dành quanh lõi cùng chiều nhau. Loại này tuổi thọ cao, mềm dẻo, nhưng dễ bung ra và có xu hướng tự xoắn lại khi để chủng. Vậy nên, cáp bện xuôi thường được dùng trong việc neo giằng, cố định và thường được gọi là cáp neo giằng và dùng làm cáp thang máy hay pa lăng cáp nâng hạ của cần trục.

·      Cáp bện ngược (regular lay): Chiều bện của các sợi trong dành ngược chiều với chiều bện các vành quanh lõi. Loại này có độ cứng, tuổi thọ cao, khó bung & không tự xoắn lại được nên thường ứng dụng trong những trường hợp như kéo gàu máy kéo. Cáp thép bện ngược được sử dụng làm cáp thép chống xoắn.

·      Phân loại theo số lõi: gồm lõi cứng, lõi mềm, nhiều lõi, không lõi

·      Cáp lõi mềm cấu tạo có lõi được làm từ sợi thực vật như sợi đay, gai… Loại lõi này có tác dụng giữ dầu mỡ để bôi trơn cáp, giúp cáp mềm dẻo dễ uốn cong qua puli, tang tời.

·      Cáp lõi cứng thường dùng để neo giữ, cố định vật. Cáp lõi cứng thường được dùng làm cáp cẩu hàng, cẩu trục.

·      Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt sợi cáp

·      Cáp thép mạ kẽm: Trên bề mặt cáp được mạ một lớp kẽm không gỉ, có màu trắng sáng.

·      Cáp thép đen (không mạ) bề mặt của nó được phủ một lớp mỡ dầu mỏng để tránh sợi cáp bị oxy hóa hay bị gỉ trong quá trình sử dụng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng độ bền, tính an toàn của dây cáp thép?

·      Trong quá trình làm việc, sự thay đổi tải trọng thường xuyên có tác dụng làm mỏi vật liệu sợi và một trong những nguyên nhân phá hỏng dây cáp khi dùng chúng lâu trên máy trục.

·      Độ mòn của các sợi ở chỗ tiếp xúc nhau và ở chỗ tiếp xúc của các sợi với bề mặt rãnh tang hay ròng rọc cũng làm tăng thêm hiện tượng mỏi.

·      Điều kiện làm việc cũng có ảnh hưởng đến độ bền lâu của dây cáp. Bụi sắc cạnh trong không khí bám vào dây cáp, làm tăng độ mòn của các sợi, hơi axít và hơi kiềm trong các phân xưởng, hóa chất và nước biển làm tăng độ gỉ của sợi, nhiệt độ cao trong các phân xưởng luyện kim làm giảm điều kiện bôi trơn và làm cho các sợi mau mòn.

·      Sự xoắn của vật nâng khi máy trục làm việc làm tăng thêm ma sát giữa dây cáp với rãnh ròng rọc và ma sát giữa dây cáp với nhau. Tất cả những điều đó làm giảm thời gian phục vụ của dây cáp.

5. Lưu ý an toàn trong quá trình sử dụng dây cáp thép

Vì dây cáp thép là dụng cụ chịu lực, nên để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cần nắm rõ các quy cách sử dụng đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho thiết bị, hàng hóa trong quá trình kết nối, vận chuyển, cũng như an toàn của người sử dụng trong quá trình vận hành.

·      Không được sử dụng sợi cáp vượt quá tải trọng cho phép (vượt quá hệ số an toàn đã được quy định).

·      Không được dừng trọng tải giật đột ngột hay giảm tải đột ngột. Điều này sẽ sẽ gây ra lực phá hủy ngầm trong sợi cáp, làm giảm tuổi thọ sử dụng của sợi cáp, gây ra những nguy hiểm không mong muốn xảy ra.

·      Thưởng xuyên kiểm tra và bảo dưỡng sợi cáp, để đảm bảo độ an toàn khi hoạt động.

·      Bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm định an toàn theo đúng quy định.

Liên hệ ISCTC 093 811 1904- Mr Thăng để được tư vấn về các dịch vụ kiểm định trên toàn quốc.

6. Kiểm định an toàn dây cáp thép

Việc kiểm tra đánh giá dây cáp thép là một việc rất cần thiết và được yêu cầu nghiêm ngặt trong an toàn lao động, chiếm một vị trí quan trọng trong công việc sử dụng cáp thép vì vậy trước khi sử dụng cần kiểm định an toàn để mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.

6.1. Lợi ích của việc kiểm định

·      Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của dây cáp thép, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo xe đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.

·      Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

·      Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang thiết bị khi di chuyển

6.2. Các trường hợp cần phải kiểm định

·      Kiểm định an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.

·      Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

·      Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.

6.3. Các bước kiểm định

·      Kiểm tra hồ sơ và các giấy tờ có liên quan đến dây cáp thép

·      Kiểm tra bề ngoài: dùng các công cụ thủ công như thước kẹp, panme để đo đường kính cáp, quan sát bằng mắt thường kiểm tra bề mặt sợi cáp đòi hỏi cáp phải còn mới, không bị bong tróc, rạng nứt, cong vẹo…. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể phát hiện các khuyết tật trên bề mặt. Không thể phát hiện các mối nguy hại tiềm ẩn bên trong như sự mài mòn do ma sát, khuyết tật đứt gãy bên trong. Phụ thuộc vào trình độ của người kiểm ra nên khả năng đánh giá tình trạng làm việc an toàn của cáp không chính xác cao.

·      Kiểm tra kỹ thuật thử tải: là dùng máy móc để kiểm tra tải trọng làm việc, tải trọng an toàn và khả năng làm việc an toàn của dây cáp thép giúp người sử dụng tính toán và lựa chọn loại cáp thép phù hợp với các loại thiết bị nâng cũng như sử dụng đúng tải trọng làm việc của dây cáp. Phương pháp này đạt độ tin cậy và an toàn cho người sử dụng, các loại máy móc.

·      Xử lý kết quả kiểm định: Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của dây cáp thép sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:

·      Dây cáp thép đạt yêu cầu: Sẽ được cấp tem kiểm định, giấy chứng nhận an toàn

·      Dây cáp thép không đạt yêu cầu: Sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn. Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng và giải thích lí do tại sao không đạt. Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng dụng cụ mới đạt chỉ tiêu an toàn. Tuyệt đối không cho sử dụng dây cáp thép. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.

7. Chi phí kiểm định và phương thức liên hệ

Trung tâm ISCTC đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Ngoài ra, đội ngũ kiểm định viên tại ISCTC là những chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho Quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Ngoài ra, ISCTC còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:

·      Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét

·      Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.

·      Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.

·      Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.

·      Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container

·      Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp

·      Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen

·      Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề

·      Huấn luyện an toàn lao động

·      Các dịch vụ khác

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]


Xem thêm bài viết về kiểm định cổng trục - cầu trục tại đây

Xem thêm bài viết kiểm định xe nâng tại đây

Xem thêm bài viết kiểm định nời nâng hàng tại đây